Trong xây dựng các tòa nhà, các công ty, nhà xưởng.. Việc lắp đặt hệ thống chống sét là một quy định bắt buộc do nhà nước đề ra. Và để lắp đặt hệ thống chống sét, người ta cần phải xác định được điện trở đất. Xuất phát từ nhu cầu đó, các máy đo điện trở đất ra đời. Vậy máy đo điện trở đất là thiết bị như thế nào? ứng dụng của nó cụ thể ra sao?
Điện trở đất là gì?
Về cơ bản, đây là điện trở của một khối đất dạng lập phương có kích thước nhất định bằng 1m3. Trong đó có sự lưu thông của các dòng điện chạy từ một mặt của khối đất này sang mặt đối điện. Việc đo điện trở đất là nhiệm vụ không thể thiếu trong quá trình thi công xây dựng. Nó giúp đảm bảo được tính an toàn tuyệt đối cho các thiết bị chống sét. Sau khi đo được giá trị điện trở đất, các kỹ thuật sẽ tiến hành nối chống sét cho thiết bị gia dụng, cột điện, tòa nhà…
Vì sao lại phải đo điện trở đất?
Thực chất việc đo điện trở đất cho hệ thống chống sét là để đánh giá được tình trạng an toàn của hệ thống. Từ đó đảm bảo cho sự an toàn của người dùng cũng như tránh nguy cơ cháy nổ. Ngoài ra, đo điện trở đất còn có vai trò giúp giảm thiểu được các hư hỏng, làm tăng tuổi thọ cho các thiết bị được tiếp đất. Hiện nay, việc đo điện trở đất được tính toán và áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756:1989.
Việc đo lường điện trở đất sẽ dễ dàng hơn khi bạn sở hữu cho mình một thiết bị đo điện trở hiện đại và chất lượng tốt.
Ứng dụng của thiết bị đo điện trở đất
Điện trở đất là một thông số quan trọng để xác định được điện trở suất của đất. Thông qua đó người dùng có thể xem xét và tính toán được tốc độ, cường độ, phương thức lan truyền của dòng điện nối đất, sự chênh lệch điện áp trong đất.
Bởi vậy nên Thiết bị đo điện trở đất chính là cơ sở để đánh giá độ an toàn của hệ thống nối đất. Thiết bị hỗ trợ tính toán tốc độ dòng điện, cường độ dòng điện lan truyền trong đất. Nó còn giúp tính toán cân bằng điện thế lưới điện nối đất… một cách chính xác.
Thiết bị đo điện trở đất được sử dụng để kiểm tra, đánh giá tình trạng nối đất của những hệ thống chống sét, trạm biến áp, nhà máy điện, dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó, nó là sơ sở quan trọng để triển khai hệ thống nối đất một cách chính xác và an toàn.
Nguyên lý đo điện trở đất
Đo điện trở đất là phương pháp được sử dụng nhằm đảm bảo sự an toàn khi nối đất chống sét, nối đất làm việc của các thiết bị điện. Để thực hiện, ta phải xác định được điện trở nối đất của hệ thống tiếp địa và nối đất của vỏ các thiết bị điện hoặc cột tiếp địa độc lập.
Nguyên lý đo diện trở tiếp đất còn được biết là phương pháp đo điện trở đất với nhiều phương pháp khác nhau. Bạn có thể dựa vào nguyên lý đo điện trở cách điện hoặc nguyên lý đo điện trở tiếp xúc để xác định được điện trở đất chính xác và phù hợp với điều kiện.
Dưới đây là một số phương pháp đo điện trở đất, mời bạn đọc cùng theo dõi:
Phương pháp điện áp rơi 3 cực
Đây là phương pháp đo điện trở phổ biến nhất dựa theo việc cung cấp một dòng điện vào trong hệ thống mạch điện. Hệ thống này đã được chuẩn bị bao gồm đồng hồ đo điện, cọc nối đật – điện cực dòng.
Vì thế để khoảng cách giữa các điện cực sao cho xa nhau nhất có thể, điện cực dòng nên được đặt cách tối thiểu 10 lần chiều dài cọc nối đất được đo, khoảng cách này là 40m.Điện áp sẽ được cắm vào đất ở khoảng giữa cọc nối đất và điện cự dòng. Lưu ý, trong khu vực này cần đảm bảo có điện thế bằng không. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo vị trí thực hiện pháp đo cách cọc nối đất 6m. Nếu kết quả trùng nhau thì cắm điện cực áp là chính xác.
Bài viết trên đây là một số những thông tin cơ bản cần thiết về điện trở đất và thiết bị đo điện trở đất. Hy vọng sẽ phần nào có ích đối với bạn.