Điện trở cách điện là gì?
Điện trở cách điện chính là giá trị đo điện trở của các vật liệu cách điện. Hiểu một cách đơn giản, vật liệu cách điện với giá trị điện trở riêng biểu thị khả năng cách điện của thiết bị được đo. Nếu kết quả đo điện trở cách điện càng cao thì khả năng cách điện càng tốt, còn giá trị đo càng thấp thì khả năng cách điện càng kém.
Giá trị đo điện trở cách điện có thể thay đổi bởi các tác động như do môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, cách đo sai hay thiết bị có sai số lớn… Bởi vậy, cần tiến hành đo và kiểm tra điện trở cách điện của các thiết bị và dây dẫn. Điều này nhằm đảm bảo dòng điện không bị rò rỉ, tránh các sự cố hỏng hóc cho thiết bị cũng như đảm bảo sự an toàn cho người dùng.
Tại sao đo điện trở cách điện là việc làm cần thiết?
Có thể nhiều người chưa biết, đo điện trở cách điện luôn là một trong những bước đầu tiên khi kiểm tra các thiết bị điện. Bởi vì:
Trong nguyên lý hoạt động của động cơ và bảng mạch điện, khi đo điện trở cách điện giúp người đo nắm rõ mức điện áp và mức độ an toàn của thiết bị. Vì vậy, đo điện trở cách điện với các thông số giúp người dùng đánh giá được tình trạng của các máy móc có bị hỏng hóc hay rò rỉ điện hay không.
Bên cạnh đó, tìm hiểu đo điện trở cách điện giúp bạn nắm được sự biến thiên của dòng điện. Đồng thời, nắm được khả năng cách điện của các thiết bị máy móc và động cơ.
Đồng hồ đo điện trở cách điện megaohm hay còn gọi là đồng hồ megomet. Nó có phép đo đơn giản và độ chính xác cao sẽ giúp bạn kiểm tra độ an toàn của các thiết bị điện và nguồn điện trong từng hệ thống. Và cách đo điện trở cách điện bằng megaohm được thực hiện như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị an toàn trước khi tiến hành đo điện trở cách điện
Người đo cần chuẩn bị đồ bảo hộ lao động để bảo vệ an toàn trong quá trình đo. Nên nhớ, luôn kết nối điện của các thiết bị trước khi đo.
– Bước 2: Kiểm tra thiết bị trước khi đo
Người dùng cần kiểm tra lại lần cuối các thiết bị có bị hư hỏng trước khi thực hiện đo điện trở cách điện. Bên cạnh đó, cần kiểm tra mức điện áp của máy để chọn được mức đo phù hợp.
– Bước 3: Xác định vị trí cần đo
Bước này bạn cần xác định vị trí sẽ kết nối với đồng hồ đo điện trở cách điện.
- Nếu là động cơ xoay chiều AC: Bạn hãy kết nối một đầu của đồng hồ với vỏ động cơ điện AC và đầu còn lại với công tắc của nguồn. Lưu ý rằng hãy ngắt kết nối với các bộ phận để đo riêng sẽ dễ dàng tìm được bị rò rỉ dòng điện.
- Đối với thiết bị điện thông thường: Hãy dùng đồng hồ đo điện trở cách điện để kết nối với dây dẫn cùng bề mặt kim loại của thiết bị. Và cần lưu ý là thiết bị đã được ngắt điện để đảm bảo an toàn.
– Bước 4: Tiến hành đo
Chọn thang đo với mức điện áp phù hợp cho thiết bị điện. Sau đó hãy bật máy, đo và ghi kết quả đo được. Và cuối cùng, bạn chỉ cần so sánh kết quả với tiêu chuẩn của điện trở cách điện thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa, bảo trì.